Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

4 người Nhật giành giải Nobel ở lĩnh vực y học

Người Châu Á đầu tiên được trao giải Nobel về sinh lý và y khoa-Giáo sư Susumi Tonegawa

Giáo sư Susumi Tonegawa được trao giải Nobel về sinh lý và y khoa vào năm 1987 và ông là nhà khoa học người châu Á đầu tiên được trao giải thưởng này. Việc khám phá ra các nguyên tắc về di truyền học giúp cơ thể có sự đa dạng hóa trong sự sản sinh ra các kháng thể trong nghiên cứu của ông được đánh giá là có tầm quan trọng đặc biệt trong ngành miễn dịch học, thay đổi các khuôn mẫu khoa học và đem lại lại ích lớn cho con người.

Người tái tái lập trình để trở thành tế bào gốc vạn năng – ông Shinya Yamanaka

Tiến sĩ Shinya Yamanaka được trao giải Nobel y học 2012 vì khám phá ra rằng các tế bào trưởng thành có thể được tái lập trình để trở thành tế bào gốc vạn năng.

Tiến sĩ Shinya Yamaka sinh năm 1962, công trình nghiên cứu của ông là sự tiếp nối và phát triển từ nghiên cứu của nhà khoa học người Anh John Gurdon, đây cũng là nhà khoa học đồng nhận giải Nobel với ông. Tất cả chúng ta đều được phát triển nên từ tế bào trứng đã thụ tinh. Những ngày đầu tiên sau khi thụ thai, phôi thai chỉ chứa toàn tế bào gốc, chưa trưởng thành. Mỗi tế bào này đều có khả năng phát triển thành mọi dạng tế bào cần thiết để hình thành nên các cơ quan trong cơ thể người. Chúng được gọi là tế bào gốc vạn năng, tức pluripotent stem cells.Sau này, khi phôi thai phát triển hơn, mỗi tế bào gốc vạn năng sẽ được chuyên môn hóa để tiến hành một sứ mệnh cụ thể trong cơ thể.

Trước đây, người ta tin rằng hành trình từ tế bào gốc trở thành tế bào chuyên biệt là “nhất hướng”, một chiều. Họ cũng cho rằng tế bào chỉ có thể thay đổi từ “chưa trưởng thành” thành “trưởng thành” chứ không thể quay trở lại giai đoạn “chưa trưởng thành”, vạn năng pluripotent được. Nhưng nghiên cứu của tiến sĩ Shinya Yamanaka liên quan đến kỹ thuật “tái lập trình tế bào”, chứng minh rằng các tế bào không chỉ gắn bó với một số phận nhất định của nó mà có thể biến đổi trở lại tình trạng nguyên thủy ban đầu. Phát hiện này được đánh giá giống như việc đi ngược thời gian trong giới nghiên cứu sinh học, nằm trong nhóm những kỳ tích khoa học hiện đại khiến người ta phải sửng sốt. Phát hiện này cho phép các nhà khoa học tạo ra tế bào gốc mà không phải phá hủy phôi người, một hành động lâu này vẫn được xem là phi đạo đức, quan trọng hơn là nó mở ra triển vọng chữa trị cho một bệnh nhân mắc chứng nan y chỉ bằng việc sử dụng mô và tế bào từ chính bệnh nhân.

Nhà khoa học Shinya Yamanaka đoạt giải Nobel y học 2012

Khám phá cơ chế tự thực của tế bào- ông Yoshinori Ohsumi

Giải thưởng Nobel sinh lý và y khoa 2016 được trao cho nhà khoa học người Nhật- ông Yoshinori Ohsumi nhờ vào khám phá cơ chế tự thực của tế bào.

Giáo sư Ohsumi sinh năm 1945 và hiện công tác tại Viện công nghệ Tokyo. “Tự thực” (Autophagy) là một thuật ngữ Hy Lạp có nghĩa là “ăn chính mình” là một quá trình tái chế tế bào trong đó các bào quan (cơ quan của tế bào) được gọi là "autophagosomes" gom (ăn) nguyên liệu nguy hiểm và chuyển chúng tới tiêu thể của tế bào để sử dụng (tiêu hóa). "Tự thực" sẽ phá vỡ các thành phần tế bào không cần thiết thành các khối năng lượng hay protein để sử dụng khi đang có ít năng lượng hoặc chống chọi với chất độc.

Giáo sư Ohsumi được giải Nobel vinh danh vì tìm ra cơ chế hoạt động nói trên ở người, một trong những phát hiện quan trọng có thể được sử dụng để giúp cải thiện sức khỏe của con người trong tương lai.

Nếu làm chủ được cơ chế "tự thực", con người có thể chống lại nhiều căn bệnh nguy hiểm như HIV, đồng thời có thể kéo dài tuổi đời lâu hơn trước kia do làm "trẻ hóa" các tế bào của chính mình.

Ngoài ra việc gián đoạn cơ chế "tự thực" có thể là nguyên nhân chính gây ra hàng loạt căn bệnh của người già như Parkinson, tiểu đường và hàng loạt các rối loạn khác. Đột biến gen trong cơ chế "tự thực" có thể gây ra hàng loạt các bệnh di truyền cho đời sau. Việc nghiên cứu cơ chế Autophagy đang được các viện nghiên cứu lớn trên thế giới đốc thúc nhằm bảo vệ sức khỏe, cải thiện sức khỏe, giải quyết các căn bệnh về gen tốt hơn trong tương lai.

Tìm liệu pháp chữa trị những căn bệnh nguy hiểm do ký sinh trùng gây ra – ông Satoshi Omura

Satoshi Omura sinh năm 1935, là một nhà sinh hóa người Nhật, ông nổi tiếng là đã khám phá và phát triển nhiều dược phẩm mà có trong các vi sinh vật. Năm 2015 ông được trao giải Nobel sinh lý học và y khoa cùng với nhà khoa học William C Campbell người ai len và bà Youyou Tu người Trung Quốc với nghiên cứu về liệu pháp chữa trị những căn bệnh nguy hiểm do ký sinh trùng gây ra. Cụ thể là giáo sư William C Campbell và giáo sư Satoshi Omura có nghiên cứu về phương pháp mới điều trị giun ký sinh, nhà khoa học nữ Youyou Tu về liệu pháp điều trị sốt rét từ thảo dược. Các phát mình này đã giúp điều trị những loại bệnh đang hành hạ người nghèo tên toàn thế giới.

Hội nghị sức khỏe toàn cầu - Triển lãm công nghệ và Diễn đàn Nobel năm 2018 vừa được diễn ra tại thành phố Ninh Bình, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình có sự tham gia của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực y học của Việt Nam và các nước Thụy Điển, Anh, Đức, Australia, Nhật... Đây là một trong những sự kiện quốc tế quan trọng về y học được tổ chức tại Việt Nam, trong đó tập trung vào những ứng dụng công nghệ trong việc điều trị các bệnh lý nan giải toàn cầu. Đặc biệt, hội nghị tập trung thảo luận về quy trình xét duyệt giải Nobel Y học với sự tham gia của các giáo sư đến từ Viện Karolinksa (Thụy Điển).Ngoài mục đích kết nối các trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu trong và ngoài nước ở lĩnh vực y tế, giáo dục, công nghệ, hội nghị còn là dịp để các nhà khoa học hàng đầu trong và ngoài nước gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu, đồng thời thảo luận cởi mở về con đường khoa học hướng đến giải thưởng Nobel Y học.Trên cơ sở đó, tại hội nghị sẽ diễn ra các hội thảo hợp phần nhằm làm rõ những nội dung nghiên cứu khoa học, cũng như phổ biến các kinh nghiệm hay trong nghiên cứu, ứng dụng và điều trị bệnh như: nghiên cứu về gen trong nghiên cứu sinh sản của con người-ứng dụng lâm sàng; y học tiên lượng trong thời đại dữ liệu lớn: thách thức và cơ hội; dịch tễ học di truyền của bệnh Parkinson; phương pháp mới kích thích tế bào gốc nội: kết quả ban đầu ở bệnh nhân đột quỵ; Methyl hóa DNA: dấu ấn sinh học của việc đang và đã từng hút thuốc; sinh thiết lỏng để phát hiện sớm và theo dõi ung thư biểu mô mũi họng với độ nhạy cao; cách áp dụng hạ thân nhiệt trong điều trị...

Hằng Lê

0 nhận xét:

Đăng nhận xét